Chăm sóc da nhạy cảm và một số lưu ý

cham-soc-da-nhay-cam

Chăm sóc da nhạy cảm đúng cách thường gặp khó khăn, do da dễ bị mẩn cảm và kích ứng. Hãy cùng Nữ hoàng skin khám phá về loại da khó tính này và cách chăm sóc da phù hợp thông qua bài viết dưới đây.

Da nhạy cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết 

Da nhạy cảm là loại da dễ bị viêm hoặc kích ứng, nổi ban và thường có các vấn đề của da dầu, da khô và da hỗn hợp, gây khó khăn trong việc phân biệt. Tuy nhiên, biểu hiện của da nhạy cảm lại xuất hiện “tức thời” và nghiêm trọng hơn so với các loại da khác. Để giảm tình trạng này tham khảo ngay: các bước chăm sóc da, chăm sóc da mặt cho nam, chăm sóc da chuyên sâu

Da nhạy cảm có đặc điểm kết hợp của da dầu và da khô: Khi da tiết quá nhiều dầu, lỗ chân lông sẽ bị tắc nghẽn, dẫn đến mụn. Những phản ứng này thường luân phiên xảy ra, làm da dễ bị viêm nhiễm và ngứa rát.

Dễ kích ứng với mỹ phẩm: Làn da nhạy cảm có màng bảo vệ mỏng hơn, dẫn đến việc da dễ nổi mụn, nổi ban, gặp vấn đề mề đay và ngứa rát khi sử dụng mỹ phẩm.

Cac-tinh-trang-nhan-biet-da-nhay-cam-va-cach-cham-soc-da-nhay-cam

Các tình trạng nhận biết da nhạy cảm và cách chăm sóc da nhạy cảm

Nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường: Bụi bẩn, ô nhiễm môi trường và thay đổi thời tiết có thể gây đau nhức đột ngột và da đỏ bừng từng mảng.

Da dễ cháy nắng và bỏng rát: Làn da nhạy cảm chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian ngắn, sẽ gây ra tình trạng bỏng rát, mụn nước nhỏ, phát ban do tác động từ ánh nắng và môi trường. Vì thế mà cần phải Chăm sóc da nhạy cảm thật kỹ.

Nguyên nhân khiến da nhạy cảm

Tác nhân khiến da nhạy cảm: môi trường

Thời tiết chuyển giao không chỉ ảnh hưởng đến phong cách ăn mặc, mà còn tác động lên làn da, đặc biệt là vấn đề Chăm sóc da nhạy cảm khi thời tiết trở lạnh. Trong mùa đông, không khí lạnh và sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời có thể gây mất nước và làm da trở nên nhạy cảm hơn. Điều này cũng giải thích tại sao da vùng môi thường dễ bị khô và bong tróc trong mùa đông. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng có thể gây tổn hại cho hàng rào bảo vệ da và là một nguyên nhân chính khiến da trở nên nhạy cảm.

Bụi bẩn và ô nhiễm

Khí thải, khói và bụi là những tác nhân gây kích thích và làm bẩn làn da. Khi tiếp xúc hàng ngày với ô nhiễm không khí, chức năng tự bảo vệ tự nhiên của da dần suy yếu và theo thời gian, điều này làm cho việc Chăm sóc da nhạy cảm trở nên khó khăn hơn.

Cac-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-da-nhay-cam

Các nguyên nhân và cách chăm sóc da nhạy cảm

Vệ sinh da mặt sai cách

Việc chăm sóc da nhạy cảm làm sạch da quá mức bằng các sản phẩm không phù hợp có thể gây sưng đỏ và đau đớn cho da của bạn.

Thói quen sống thiếu khoa học

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với  việc chăm sóc da nhạy cảm của bạn. Thói quen thức khuya, thiếu ngủ, làm việc trong môi trường lạnh, hút thuốc và thậm chí tiếp xúc với chất clo trong nước hồ bơi hoặc đi du lịch bằng máy bay cũng có thể gây tác động tiêu cực đến da của bạn.

Mất cân bằng hormone

Sự biến đổi nội tiết có ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Hoạt động nội tiết thay đổi không chỉ gây ra mụn trên da trong những ngày kinh nguyệt mà còn làm tăng sự nhạy cảm tổng thể của da. Bạn cũng sẽ nhận thấy tác động của hormone trong quá trình mang thai và giai đoạn dậy thì.

Stress

Sự căng thẳng xuất phát từ các vấn đề công việc hoặc gia đình, thiếu ngủ và chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hormone của bạn và làm da “lão hóa” nhanh hơn. Stress là thủ phạm khiến lớp da bên ngoài bị tổn thương và mất đi sự khỏe mạnh, dẫn đến da trở nên nhạy cảm nếu không giải tỏa căng thẳng kịp thời.

Chế độ ăn uống

Khi chế độ ăn uống không cân đối và thiếu nước, làn da dễ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng.

Thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm

Các chất tạo mùi, tạo màu nhân tạo và hóa chất mạnh đều có khả năng gây kích ứng da. Ngoài ra, hai thành phần chăm sóc da nhạy cảm khác như retinol và axit glycolic trong các sản phẩm chống lão hóa cũng có thể gây cảm giác rát khi sử dụng.

Chất tẩy rửa gia dụng

Những sản phẩm này chứa hóa chất mạnh, không chỉ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe mà còn có thể làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da khi tiếp xúc trực tiếp.

Quy trình 6 bước chăm sóc da nhạy cảm

Bước 1: Tẩy trang cho da nhạy cảm

Da nhạy cảm cũng cần được làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông như các loại da khác. Vệ sinh da cẩn thận là quan trọng để các dưỡng chất sau này có hiệu quả. Chọn sản phẩm tẩy trang nhẹ nhàng, không chứa hương liệu, chất tẩy rửa mạnh và cồn gây mất cân bằng da. Sử dụng tẩy trang dạng nước là lựa chọn an toàn cho vệc chăm sóc da nhạy cảm.

Bước 2. Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm

Rửa mặt tối đa 2 lần/ngày: sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Tránh lạm dụng sản phẩm để không làm da trở nên mỏng và nhạy cảm hơn. Chọn sữa rửa mặt phù hợp với buổi sáng và buổi tối. Tránh thành phần như Salicylic Acid, Alpha Hydroxy Acid (AHA), Beta Hydroxy Acid (BHA), và các sản phẩm chứa hạt massage.

Bước 3. Nước cân bằng cho da nhạy cảm (Toner)

Nước cân bằng làm dịu và ổn định da sau làm sạch. Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa cồn và hương liệu. Chọn các nguyên liệu tự nhiên như thảo mộc, trà xanh để phù hợp với chăm sóc da nhạy cảm.

cham-soc-da-nhay-cam-bang-toner

Chăm sóc da nhạy cảm bằng toner

Bước 4. Tinh chất dưỡng cho da nhạy cảm (Serum)

Serum là tinh chất thẩm thấu sâu vào da, nuôi dưỡng và bảo vệ da khỏi tác động môi trường. Chọn thành phần như tảo biển, lô hội, niacinamide, ceramide… cho da nhạy cảm. Serum vitamin C có tác dụng tái tạo và chống lão hóa, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng do chứa citric acid có thể gây kích ứng nhẹ trên da.

Bước 5. Kem dưỡng cho da nhạy cảm

Kem dưỡng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất, bảo vệ da khỏi tác động môi trường. Sau serum, kem dưỡng “khóa” dưỡng chất trong da.

Chọn kem dưỡng chứa thành phần tự nhiên như dầu olive, dầu jojoba, chiết xuất hoa cúc, trà xanh, lô hội hoặc ceramide, an toàn cho da dễ tổn thương và nhạy cảm.

Duong-am-da-khi-cham-soc-da-nhay-cam

Dưỡng ẩm da khi chăm sóc da nhạy cảm

Lựa chọn kem dưỡng với kết cấu mỏng nhẹ như gel hoặc lotion cho da dầu nhạy cảm, tránh tắc nghẽn lỗ chân lông. Đối với da khô nhạy cảm, sử dụng kem dưỡng dạng kem để duy trì độ ẩm và làm mềm mịn da.

Bước 6. Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Chống nắng là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da nhạy cảm, bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA, UVB và môi trường.

Chọn kem chống nắng chứa thành phần lành tính như kẽm oxit hoặc titanium dioxit, với chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da nhạy cảm hiệu quả.

Một số lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm

Thành phần cần tránh

  • Đọc kỹ bảng thành phần để tránh các chất gây kích ứng trong sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm.
  • Các hợp chất như Paraben, Hydroquinone, Alcohol (cồn), Silicone, parfum và essential oil, và phấn màu có thể gây kích ứng da nhạy cảm và tác dụng phụ khác.

Thử sản phẩm trước khi dùng

Một lưu ý nhỏ khi chăm sóc da nhạy cảm là thử sản phẩm dưỡng da mới bằng cách áp dụng một lượng nhỏ lên khu vực da dưới cánh tay trước. Nếu không có biểu hiện bất thường, bạn có thể sử dụng sản phẩm trên khuôn mặt để tránh gây ra các phản ứng không mong muốn.

Thay đổi thói quen tắm

Sữa tắm nước hoa là lựa chọn phổ biến với hiệu quả làm sạch và một hương thơm lâu dài. Tuy nhiên, sản phẩm này không phù hợp với chăm sóc da nhạy cảm. Hạn chế sử dụng sữa tắm chứa hương liệu mạnh, chất tẩy rửa và chất khử mùi.

Ngoài ra, tránh ngâm mình trong nước quá nóng trong thời gian quá 10 phút vì có thể làm khô da và hạn chế việc chà xát cơ thể để tránh tác động gây kích ứng cho da.

Chế độ ăn uống cho da nhạy cảm

Bổ sung vitamin C từ các thực phẩm như đậu và ăn các thực phẩm giàu Omega-3 như dầu cá và hạt lanh giúp duy trì độ đàn hồi của da. Hạn chế tinh bột và chất béo bão hòa cũng giúp phục hồi làn da.

Đối với chăm sóc da nhạy cảm, tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng và tránh căng thẳng. Đồng thời, duy trì việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng mụn và kích ứng da.

Làm sạch da một cách dịu nhẹ

Sữa rửa mặt tốt nhất là loại có khả năng làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm và dầu thừa mà vẫn giữ độ ẩm tự nhiên và không làm khô da.

Không được bỏ qua bước dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm không chỉ cung cấp độ ẩm cho da mà còn cải thiện quá trình hydrat hóa, giảm kích ứng và hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da. Hãy chọn kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, có công thức lành tính phù hợp cho da nhạy cảm, không hương liệu và không gây kích ứng da.

Hạn chế các yếu tố gây kích ứng

Da nhạy cảm thể hiện bằng các phản ứng không mong muốn của da đối với các tác nhân kích ứng. Cách tốt nhất để giảm thiểu dấu hiệu nhạy cảm là tránh xa những tác nhân này. Hãy chú ý và nhận biết những yếu tố có thể gây ra phản ứng nhạy cảm trên da, chẳng hạn như mùi hương, hương liệu, chất liệu vải hoặc tiếp xúc với ánh nắng quá lâu. Cũng có thể do trang điểm, máy lạnh, máy điều hòa hoặc nhiệt độ môi trường khác. Nhận biết được nguyên nhân cụ thể sẽ giúp bạn lên kế hoạch phù hợp để giảm tác động tiêu cực đến chăm sóc da nhạy cảm.

Luôn sử dụng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng là cách tối ưu để bảo vệ làn da và chăm sóc da nhạy cảm. Hãy chọn kem dưỡng ẩm có chứa độ chống nắng SPF để giảm tiếp xúc với tia cực tím có hại, ngay cả khi bạn ở trong nhà.

Cham-soc-da-nhay-cam-bang-cach-boi-kem-chong-nang

Chăm sóc da nhạy cảm bằng cách bôi kem chống nắng

Khi ra ngoài nắng, hãy thoa kem chống nắng (không chỉ dùng kem dưỡng ẩm có SPF) và đội mũ, đeo kính râm để chăm sóc da nhạy cảm một cách tối ưu.

Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy da chết quá mạnh

Tẩy da chết định kỳ là một phương pháp tốt để chăm sóc da nhạy cảm và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Tuy nhiên, không phải sản phẩm tẩy tế bào chết đều phù hợp cho da mặt, đặc biệt là da nhạy cảm. Khi lựa chọn sản phẩm, hãy chọn những sản phẩm nhẹ nhàng và phù hợp cho chăm sóc da nhạy cảm. Tránh sử dụng các sản phẩm có tác động mạnh đến da và tốt nhất là tránh xa những sản phẩm đó.

Hạn chế sự kích ứng của da nhạy cảm bằng cách nào?

Để giảm kích ứng cho da nhạy cảm, bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản sau:

Nhung-dieu-can-tranh-khi-cham-soc-da-nhay-cam

Những điều cần tránh khi chăm sóc da nhạy cảm

  1. Tắm với nước ẩm trong thời gian không quá 10 phút và tránh nước quá nóng.
  2. Tránh sử dụng mỹ phẩm chứa các thành phần tẩy tế bào chết hoặc se khít lỗ chân lông mạnh.
  3. Sử dụng tinh dầu thay thế nước hoa.
  4. Tránh sử dụng bột và nước giặt có chất tẩy mạnh.
  5. Lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm sau khi rửa mặt hoặc tắm, và sau đó dưỡng ẩm cho da ngay.
  6. Uống đủ nước và ăn rau xanh và hạt để cung cấp dưỡng chất cho da, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và chất kích thích.
  7. Tránh ăn đồ ăn cay và nóng, cũng như các chất tạo ngọt.
  8. Đảm bảo có đủ giấc ngủ hàng ngày.
  9. Hạn chế căng thẳng và stress càng nhiều càng tốt

Chúng ta đã tìm hiểu về da nhạy cảm và cách chăm sóc da nhạy cảm một cách đúng cách để có một làn da khỏe mạnh. Nữ hoàng skin hy vọng rằng sau bài viết này, chị em đã hiểu rõ hơn về loại da đặc biệt này và có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn hãy theo dõi fanpage: Nữ hoàng skin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *